Tìm hiểu bệnh perthes là gì ?

Perthes là tình trạng hoạt tử một phần hoặc toàn bộ chỏm xương đùi do thiếu hụt cấp máu tạm thời (hoại tử vô mạch). Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuổi từ 4-10, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 4:1). 90% trường hợp gặp tổn thương một bên. 

Bệnh ban đầu được mô tả như là tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em.
Điều trị bệnh tùy từng giai đoạn. Tiên lượng lâu dài thường là tốt trong hầu hết các trường hợp. Sau 18-24 tháng điều trị, phần lớn bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường. Trẻ càng lớn hiệu quả điều trị càng kém.

Diễn biến của bệnh: qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thiếu máu, hoại tử xương
Giai đoạn 2: Gãy xương
Giai đoạn 3: Phục hồi do tái tưới máu

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng thường thấy là trẻ đi khập khiễng, đau nhẹ vùng háng. Các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong vài tuần, hoặc vài tháng. Thỉnh thoảng có hiện tượng co cơ và kích thích vùng háng do đau. Đau có thể xuất hiện ở các vùng khác như đùi, gối. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Khám khớp háng thấy: hạn chế dạng và xoay trong. Có thể chân dài chân ngắn.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang khớp háng thẳng và nghiêng là cần thiết. Các dấu hiệu hình ảnh thu được phụ thuộc vào giai đoạn bệnh nhưng biểu hiện chung là tăng đậm độ xương và biến dạng của chỏm.

Tìm hiểu bệnh perthes là gì ?
Tìm hiểu bệnh perthes là gì ?


Chụp CT-scanner xương giúp chẩn đoán sớm và đánh giá độ nặng của tổn thương.

Chụp MRI đánh giá tình trạng phần mềm quanh khớp háng.

Phân loại:

Nhóm I: Tổn thương phía trước chỏm xương đùi, xương chưa hoại tử
Nhóm II: Hoại tử một phần phía trước chỏm xương đùi
Nhóm III: Hoại tử gần toàn bộ chỏm xương đùi
Nhóm IV: Hoại tử toàn bộ chỏm xương đùi

Chẩn đoán phân biệt: Trong giai đoạn đầu của bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm bao hoạt dịch khớp háng, nhiễm trùng khớp háng, thấp khớp, thiểu sản chỏm xương đùi, cường giáp, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do các nguyên nhân khác, dùng corticoid kéo dài.

Điều trị

Ở trẻ gái, tổn thương có xu hướng lan rộng hơn, nên tiên lượng thường kém hơn trẻ trai.
Trẻ < 6 tuổi: phần lớn không cần điều trị, kết quả tốt
Trẻ 6-8 tuổi: đáp ưng điều trị tốt
Trẻ > 9 tuổi: Đáp ứng điều trị kém hơn.

Điều trị bảo tồn

Thuốc chống viêm như: ibuprofen làm giảm tình trạng viêm của bao hoạt dịch khớp háng. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc giai đoạn bệnh.

Tập phục hồi chức năng lấy lại biên độ vận động khớp háng. Một số trường hợp cần nghỉ ngơi tại giường, phối hợp kéo liên tục qua da.

Nếu khớp háng của trẻ hạn chế vận động, hoặc trên phim Xquang, MRI có dấu hiệu biến dạng khớp tiến triển, khi đó chỉ định bó bột là cần thiết. 

Bó bột hình chữ A, được tiến hành trong phòng mổ có gây tê hoặc mê hỗ trợ, nắn chỉnh khớp háng ở mức cần thiết. Có thể phải cắt chỗ bám cơ khép. Để bột 4-6 tuần, sau bỏ bột, tiếp tục thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho đến khi biên độ khớp háng trở về bình thường.

►Xem thêm: Gai gót chân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến