Bảo vệ xương khớp khi còn trẻ

Cơ thể chúng ta luôn tồn tại hai quá trình song song: xây dựng và phân hủy. Khi còn trẻ, quá trình xây dựng diễn ra mạnh mẽ nên cơ thể có sức đề kháng tốt, dễ dàng chống chọi với bệnh tật và xương khớp cũng vậy.

Ngược lại, khi bước vào ngưỡng cửa lão hóa, quá trình xây dựng bắt đầu chậm lại so với quá trình phân hủy dẫn đến khoáng xương dần mất đi, chức năng các khớp xương cũng bắt đầu suy giảm. Điều tất yếu là xương dễ giòn gãy, các khớp đau nhức, khó co dũi vì thiếu chất nhờn ở các đầu sụn.

Tuy nhiên, hiện nay các triệu chứng loãng xương, đau khớp ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn, ngay từ tuổi 30. Đó là do yếu tố chủ quan: lối sống thiếu vận động và bữa ăn thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho xương.

Nhân viên văn phòng thường ít vận động và thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp

Nói về lối sống ít vận động thì dân làm việc văn phòng xếp hàng thứ nhất. Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày đối tượng này dành đến 5 giờ 41 phút ngồi một chỗ tại bàn làm việc. Điều đó ngăn cản sự trao đổi chất và thúc đẩy quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn, bao gồm cả xương khớp. 

Lý giải về lối sống lười vận động, dân văn phòng thường cho rằng họ không có thời gian vì áp lực công việc. Đây cũng là lý do vì sao họ thường không có thời gian thưởng thức một bữa ăn hoàn chỉnh dẫn đến khiếm khuyết các dưỡng chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp.

Làm gì để xương khớp luôn khỏe mạnh?

Các bệnh liên quan đến xương khớp thường rất âm thầm và không gây hậu quả nặng nề tức thời nên ít được mọi người quan tâm chăm sóc hơn. Ngay cả người lớn tuổi, các khớp xương đau nhức thì họ vẫn cho rằng “bệnh già ấy mà, ai mà chẳng vậy, lo gì!”. Còn với người chưa già, họ vẫn mang tâm lý “cậy sức trẻ”, cho rằng mình còn khỏe và không cần phải lo lắng bệnh của người già, trong khi họ đang có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì vậy bạn nên có một chế độ sinh hoạt khoa học, cụ thể:

Bảo vệ xương khớp khi còn trẻ
Bảo vệ xương khớp khi còn trẻ 

Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng, dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…

Giảm cân: cân nặng dư thừa sẽ gây thêm gánh nặng đè lên các khớp xương, thậm chí có thể làm thoái hóa các đốt sụn. Hơn nữa, mỡ thừa trong cơ thể còn làm phát sinh thêm các chất gây viêm, khiến cho các cơn đau khớp ngày càng trầm trọng. Nguy hiểm nhất là mỡ tập trung ở vùng bụng có khả năng làm gia tăng các chất tiền viêm – cykotine.

Không giãn căng cơ thể trước khi luyện tập: các chuyên gia khuyên bạn không nên giãn căng cơ thể trước khi luyện tập vì nó làm co thắt các cơ, làm tăng nguy cơ rách cơ. Những người thường xuyên bị đau hoặc bị viêm khớp, động tác giãn căng cơ thể trước khi luyện tập có thể khiến các khớp xương bị tổn thương thêm.

Có nhiều động tác khởi động phù hợp với mỗi hình thức vận động như với bơi lôi, có thể lần lượt đá hai chân vào khoảng không với mục đích làm ấm cơ bắp và giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn.

Chọn tư thế tốt: dù bạn đứng hay ngồi, hãy luôn luôn giữ người thật thẳng. Tư thế tốt sẽ bảo vệ cho các khớp xương của bạn.

Chườm đá lạnh khi khớp sưng đau: Đá lạnh là thuốc chống đau tự nhiên rất hiệu ngiệm. Nó làm giảm sự đau đớn và sưng phồng. Nếu như các khớp xương của bạn đang “biểu tình”, hãy chườm đá lạnh lên chỗ đau khoảng 20 phút. Tuy nhiên, trước khi chườm, hãy bọc đá trong một túi vải nhỏ. Không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.

Hạn chế dầu hướng dương và dầu ngô: hai loại dầu này đều mang đến quá nhiều các chất béo thuộc nhóm Omega-6 nên nếu sử dụng quá nhiều dầu hướng dương, dầu ngô trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm các khớp xương.

Thêm gia vị trong nấu nướng: thêm vào món ăn những gia vị như gừng, nghệ có tác dụng giảm nguy cơ bị viêm khớp và làm chậm quá trình viêm. Ăn cá: các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ… mang đến các axit béo Omega 3 (EPA và DHA) có khả năng kháng viêm khớp xương.

►Xem thêm: Gãy xương đòn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến